Khi chúng ta cài đặt, trong quá trình thường xảy ra những lỗi nhỏ, tự ta có thể xử lý khắc phục mà không cần chờ đợi nhân viên kỹ thuật đến hỗ trợ, một số lỗi thường xuyên xảy ra trong quá trình sử dụng phần mềm.

Video hướng dẫn sửa lỗi kết nối máy chấm công với phần mềm chấm công

Phần mềm chấm công được tạo ra do con người, được cài đặt trên các môi trường windown, SOS, dưới tác động trực tiếp của con người với những thao tác đơn giản nhập, chuyển nhân viên và gián tiếp kiểm tra mọi thông tin do máy xử lý nguồn dữ liệu.

Những cách khắc phục cách xử lý khi phần mềm chấm công bị lỗi

1) Báo cáo không có dữ liệu

Rất nhiều trường hợp gọi điện đến thường xuyên báo lỗi ‘tại sao in báo cáo không có dữ liệu’. Cách sử lý trường hợp này như thế nào?
=> Cách khắc phục
Khi gặp trường hợp in báo cáo mà không có dữ liệu, ngay lập tức kiểm tra lại bạn tải dữ liệu chấm công về máy tính chưa. Ngược lại thực hiện thao tác: Kết nối MCC -> Chọn kết nối -> Download dữ liệu chấm công -> Tải về máy tính. In báo cáo kiểm tra kết quả, nếu chưa được. Kiểm tra lịch trình cho nhân viên chưa: Lịch nhân viên -> Chọn đúng ca làm việc cho từng người, từng phòng ban và Lưu sắp xếp lịch trình cho nhân viên.
=>Chú ý:

  • Kiểm tra dữ liệu từ máy chấm công đã chuyển vào phần mềm chưa.
  • Cần chọn chính xác thời gian bạn muốn tính công, tính lương cho từng nhân viên.
  • Kiểm tra địa chỉ IP trên máy chấm công, địa chỉ máy tính được cài đặt phần mềm chấm công.
  • Kiểm tra internet, nguồn, dây kết nối máy chấm công.
  • Kiểm tra khai báo ca, lịch trình ca, đảm bảo chắc chắn phần mềm chấm công đã tính đúng ca làm việc của nhân viên.
  • Kiểm tra lại đăng ký lịch trình ca làm việc đã được đăng ký cho nhân viên hay chưa, đảm bảo lịch trình ca làm việc đã được đăng ký cho nhân viên muốn xuất báo cáo.

2) Lỗi không kết nối được với máy chấm công với máy tính.

– Do dây mạng: Xem địa chỉ IP của máy chấm công
=> Bằng cách vào Start -> Run -> Gõ ping “ địa chỉ IP của máy chấm công” –t
– Sai địa chỉ IP: Thông thường trước khi cài đặt máy chấm công để chế độ địa chỉ IP tĩnh, IP động, hệ thống mạng không ổn định thường xuyên nhảy địa chỉ IP khi chúng ta đặt chế độ IP động. Kiểm tra và thay đổi địa chỉ IP xem đúng chưa.
– Chưa đăng ký máy chấm công
=> Từ menu máy chấm công> đăng ký máy chấm công
Chú ý: + Loại kết nối: chọn TCP/IP
+ Số máy (ID) : chọn theo ID máy chấm công ( VD : 1 , ,2 , 3 ….)
+ Địa chỉ IP : nhập địa chỉ IP của máy chấm công
( VD : 192.168.1.201 )
+ Số seri : khi nhấn kết nối , số seri sẽ tự hiện ra
+ Nhập vào số đăng kí được cung cấp khi mua máy chấm công
+ Nhấn ĐĂNG KÍ
+ Hoàn thành bước Đăng kí máy chấm công

3) Lỗi chấm công không nhận dấu vân tay, thẻ từ

– Kiểm tra xem thông tin trên máy chấm công có hiển thị người dùng không.
– Do máy chấm công sử dụng lâu không nhận dạng dấu vân tay, cần thay đầu đọc.

4) Lỗi do trước khi cài đặt phần mềm.

Do quá trình cập nhật bản phần mềm chấm công miễn phí nên NETFRAMEWORK tương ứng. Tải lại dotNetFx40_Full_x86_x64.exe.

Những thông tin trên giúp ích mọi người cách xử lý khi phần mềm chấm công có hiện tượng lạ so với bình thường, có phương pháp xử lý vấn đề nhanh gọn nhất.

Tin tức liên quan:

bán máy chấm công vân tay